5 phương pháp đặt câu hỏi - bí quyết đặt câu hỏi hiệu quả p2

Để đặt câu hỏi thăm dò hiệu quả, nên sử dụng công thức “5 Vì sao” (5 whys) – một phương pháp giúp bạn nhanh chóng nắm được gốc rễ vấn đề.

3. Câu hỏi thăm dò

Sử dụng câu hỏi thăm dò là một cách tìm kiếm thông tin khác chẳng hạn như hỏi về một ví dụ cụ thể để giúp bạn hiểu rõ về vấn để họ vừa nói. Có lúc bạn sẽ cần thông tin thêm để làm sáng tỏ vấn đề.

“Khi nào anh cần đến nó? Anh có muốn xem bản nháp trước không?”, hoặc để kiểm tra xem liệu có minh chứng nào cho điều vừa được đưa ra hay không, “Làm thế nào anh biết họ không thể sử dụng dữ liệu mới?”

Để đặt câu hỏi thăm dò hiệu quả, nên sử dụng công thức “5 Vì sao” (5 whys) – một phương pháp giúp bạn nhanh chóng nắm được gốc rễ vấn đề.

Hiệu quả khi:

  • Làm rõ vấn đề để hiểu thấu đáo toàn bộ câu chuyện
  • Lấy được thông tin từ khi người nói đang cố gắng tránh né không tiết lộ cho bạn biết

4. Câu hỏi dẫn dắt

Câu hỏi dẫn dắt hướng người khác trả lời theo cách bạn nghĩ bằng một vài phương pháp sau:

- Đi kèm với giả định: “Anh nghĩ dự án đó trễ bao lâu?”. Câu hỏi này thừa nhận rằng dự án trên sẽ không hoàn thành đúng thời hạn.
- Thêm vào một lời kêu gọi cá nhân để đồng ý ở phần kết: “cậu ấy rất có năng lực, anh nghĩ thế chứ?” hay “Phương án 2 tốt hơn phải không?”
- Chọn lọc từ để đặt câu hỏi sao cho người trả lời dễ dàng nói “có” (xu hướng tự nhiên của việc trả lời “có” thay vì “không” chiếm một phần quan trọng trong câu hỏi lấy ý kiến)
- Cho người trả lời lựa chọn giữa hai phương án – cả hai phương án này bạn đều thích thực hiện – thay vì chỉ đưa ra một giải pháp, hoặc không thực hiện gì cả. Nói chung thì khả năng “không chọn gì cả” vẫn có thể xảy ra khi bạn hỏi “Anh chọn phương án A hay B”, nhưng thường thì đa số sẽ chỉ nghĩ đến việc lựa chọn một trong hai phương án bạn đưa ra.
 
dat ra cau hoi
 

Lưu ý rằng câu hỏi dẫn dắt có xu hướng đóng.

Hiệu quả khi:

  • Bạn muốn được nghe câu trả lời mong muốn nhưng vẫn để người khác có cảm giác rằng họ được quyền chọn.
  • Kết thúc lời chào hàng" Nếu anh không còn thắc mắc nào nữa, chúng ta quyết định giá chứ?”

5. Câu hỏi tu từ:

Câu hỏi tu từ thật sự không phải là câu hỏi vì không đòi hỏi câu trả lời mà chỉ là những câu khẳng định được viết dưới dạng câu hỏi : «Mình rất đẹp trai phải không? »

Người ta sử dụng câu hỏi tu từ vì muốn người nghe dễ dàng đồng thuận và tham gia vào cuộc trò chuyện ( " Đúng rồi. Tôi thích làm việc với một đồng nghiệp sáng tạo như thế " ) – hơn là chỉ được thông báo về một sự thật hiển nhiên rằng  " Anh ta là một nhà thiết kế rất sáng tạo " (với câu nói này họ có thể trả lời " Thì sao nào ? " )

Được sử dụng tốt để : Thu hút người nghe.

Kết luận:

Đặt câu hỏi là kỹ năng sống rất cần thiết trong cuộc sống. Thông qua việc đặt câu hỏi thích hợp, bạn có thể thúc đẩy quá trình giao tiếp diễn ra tốt đẹp và hiệu quả hơn.

0901.325.486
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây